Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
184152

Tuyên truyền kế hoạch "Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Ngày 01/03/2024 10:41:37

Tuyên truyền kế hoạch "Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024


Tuyên truyền kế hoạch "Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024

UBND TỈNH THANH HOÁ

SỞ CÔNG THƯƠNG

Số: 193 /KH-UBND

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

Thanh Hoá, ngày 21 tháng 02 năm 2024

KẾ HOẠCH

Tổ chức thí điểm các “Phiên chợ thực phẩm an toàn”

trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 02/10/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2023-2025; Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch tổ chức thí điểm các “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, với các nội dung cụ thể như sau:

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Mục đích

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm trong và ngoài tỉnh trưng bày, giới thiệu sản phẩm thực phẩm an toàn đến các nhà phân phối và người tiêu dùng tại các địa phương trong tỉnh; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc thù của địa phương, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thực phẩm sạch, sản phẩm OCOP của tỉnh.

Giúp các nhà phân phối và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm thực phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng; từng bước nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất thực phẩm trong tỉnh; góp phần đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và quảng bá các sản phẩm OCOP các sản phâm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh

2. Yêu cầu

-100% các loại hàng hóa, thực phẩm trưng bày, giới thiệu tại các phiên chợ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đáp ứng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn về dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

- Việc tổ chức các phiên chợ phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả; bảo đảm duy trì phát triển mối liên kết, hợp tác sau khi kết thúc các phiên chợ.

- Đảm bảo tuyệt đối về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức phiên chợ; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

II. NỘI DUNG

1. Thông tin chung

- Tên gọi phiên chợ: “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024;

- Cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương và đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ;

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức các phiên chợ và các địa phương lân cận, các đơn vị, tổ chức, nhân có liên quan;

- Địa điểm tổ chức: tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh

- Thời gian thực hiện: hàng quý, mỗi quý tổ chức 01 phiên; 04 phiên chợ/năm; 02 ngày/phiên chợ.

2. Đối tượng tham gia

Các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm trong và ngoài tỉnh.

3. Sản phẩm trưng bày tại phiên chợ

- Lương thực, thực phẩm; nông sản, lâm sản, thủy hải sản; đồ uống (rượu, bia, nước trái cây, nước giải khát các loại); thực phẩm bao gói sẵn; thực phẩm chế biến (ưu tiên các sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, sản phẩm thực phẩm sự tham gia giám sát an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, sản phẩm OCOP được sản xuất trong và ngoài tỉnh).

- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc từ dược liệu (theo Công văn số 12075/UBND-VX ngày 18/8/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030).

4. Quy mô phiên chợ

Dự kiến mỗi phiên chợ khoảng 40 gian hàng tiêu chuẩn dựng trong nhà tiền chế có mái che (kích thước gian hàng: dài 3 m x rộng 3 m); trong đó:

- Địa phương nơi tổ chức phiên chợ: 5 gian hàng;

- Các địa phương lân cận (khoảng 5 huyện): 10 gian hàng;

- Các Hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn tỉnh: 15 gian hàng;

- Các Doanh nghiệp trong ngoài tỉnh: 10 gian hàng.

5. Nội dung triển khai phân công thực hiện

1.1. Công tác chuẩn bị tổ chức Phiên chợ

- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương (phòng Quản thương mại) đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Sở Y tế, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức phiên chợ và các địa phương lân cận, các đơn vị tham gia phiên chợ, các tổ chức, nhân có liên quan.

- Nội dung thực hiện:

+ Hoạt động truyền thông trước phiên chợ: Sở Công Thương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức phiên chợ và các địa phương lân cận, đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ tuyên truyền kế hoạch tổ chức các phiên chợ đến các doanh nghiệp, tiểu thương, Nhân dân trên địa bàn bàn biết và tham gia phiên chợ.

+ Vận động tham gia phiên chợ: Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Sở Y tế; UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức phiên chợ và các địa phương lân cận mời các doanh nghiệp, đơn vị phân phối các mặt hàng nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu bán sản phẩm tại các phiên chợ.

+ Đăng ký tham gia phiên chợ: đơn vị tham gia phiên chợ nhận Kế hoạch, thư mời và Phiếu đăng ký tham gia phiên chợ từ Ban Tổ chức; điền đầy đủ thông tin và gửi phiếu đăng ký xác nhận tham gia cho Ban Tổ chức và cung cấp đầy đủ văn bản, tài liệu cần thiết liên quan.

+ Chuẩn bị mặt bằng tổ chức phiên chợ: Sở Công Thương và đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ đấu mối, làm việc với chính quyền địa phương và đơn vị quản lý mặt bằng nơi tổ chức phiên chợ để thỏa thuận, xác định và chuẩn bị mặt bằng tổ chức phiên chợ. Mặt bằng phải bằng phẳng, bảo đảm vệ sinh môi trường, diện tích phù hợp để bố trí khoảng 40 gian hàng.

+ Chuẩn bị hàng hóa trưng bày: đơn vị tham gia phiên chợ chuẩn bị các mặt hàng trưng bày, các phương tiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm, như: tờ rơi, baner...; thống Danh mục hàng hóa, giá cả, chính sách bán hàng; tập kết và sắp xếp hàng hóa tại mặt bằng tổ chức phiên chợ trước 01 đến 02 giờ trước khi khai mạc phiên chợ để chuẩn bị giới thiệu và bán hàng.

1.2. Hoạt động trong thời gian tổ chức phiên chợ

- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương, đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ.

- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố và các lực lượng chức năng tại địa phương nơi tổ chức phiên chợ.

- Đơn vị tham gia: địa phương nơi tổ chức phiên chợ, các địa phương lân cận, các hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Nội dung các hoạt động:

+ Hoạt động giao lưu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu; các hoạt động xúc tiến thương mại; kết nối cung – cầu, ký kết hợp đồng hợp tác, thiết lập kênh phân phối của các doanh nghiệp, các nhà phân phối, đại lý...

+ Hoạt động thăm quan, mua sắm của Nhân dân.

+ Hoạt động giám sát phiên chợ: Sở Công Thương, đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ phối hợp với lực lượng quản lý thị trường địa bàn giám sát hàng hóa trưng bày và bán tại phiên chợ, đảm bảo 100% hàng hóa được sản xuất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm, tuyệt đối không có hàng giả, hàng kém chất lượng.

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí tổ chức phiên chợ được bố trí từ nguồn kinh phí Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn giao dự toán đầu năm cho các cơ quan đơn vị theo Quyết định số 4848/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2024 tỉnh Thanh Hóa, nguồn xã hội hóa của các doanh nghiệp tham gia phiên chợ các nguồn huy động hợp pháp khác.


I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Phòng Quản Thương mại

- Chủ trì, tham mưu cho Lãnh đạo Sở trong công tác chuẩn bị tổ chức Phiên chợ và các hoạt động trong thời gian tổ chức Phiên chợ; công tác phối hợp các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan, hàng quý lựa chọn địa điểm tổ chức các phiên chợ và chủ động chuẩn bị các nội dung, điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Triển khai thông báo kế hoạch tổ chức các phiên chợ cho các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác trong tỉnh để vận động đăng tham gia.

- Tham mưu lựa chọn đơn vị tổ chức sự kiện khảo sát thiết kế, lắp đặt các gian hàng các khu phụ trợ; chuẩn bị đầy đủ sở vật chất, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức các nội dung của Kế hoạch đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả; lập Dự toán kinh phí và Kế hoạch đấu thầu tổ chức các phiên chợ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Phối hợp với Văn phòng Sở trong công tác chuẩn bị nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch và thanh toán chi phí bảo đảm, tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước.

2. Đề nghị Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn; Sở y tế

Mời các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, sản suất các mặt hàng nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng thuộc trách nhiệm quản lý tham gia gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các phiên chợ và tham gia các sự kiện của Ban Tổ chức trong thời gian diễn ra phiên chợ.

3. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo Trung tâm Văn hoá, Thể thao và du lịch địa phương (truyền thanh, truyền hình), các phòng, đơn vị có liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn, tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh và Nhân dân trên địa bàn biết để tham gia, tham quan, mua sắm.

- Chỉ đạo các đơn vị, đoàn thể tham gia và động viên khích lệ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông sản trên địa bàn tích cực tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại phiên chợ.

- Chuẩn bị các sản phẩm nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương để trưng bày giới thiệu tại các phiên chợ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm.

- Tạo điều kiện bố trí mặt bằng, chỉ đạo phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với phòng Quản lý Thương mại tổ chức thực hiện tốt các hoạt động của phiên chợ.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian tổ chức phiên chợ.

4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá và đưa tin Kế hoạch tổ chức các phiên chợ trên các chuyên trang, chuyên mục để các cơ quan, đơn vị, Nhân dân trong và ngoài tỉnh biết đến tham quan, mua sắm.

5. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; VCCI chi nhánh Thanh Hóa; Hiệp hội doanh nghiệp trẻ; Hiệp hội doanh nghiệp nữ

Tích cực phối hợp với Sở Công Thương kêu gọi, vận động các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tham gia các phiên chợ.

6. Đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ

Tổ chức các phiên chợ đảm bảo đúng yêu cầu, mục đích đề ra.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức thí điểm các “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 của Sở Công Thương. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh, báo cáo về Sở Công Thương để kịp thời xem xét giải quyết.

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (để báo cáo);

- Giám đốc, các Đc Phó Sở;

- Sở NN và PTNT, Sở Y tế;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố; (phối hợp);

- Đài PT TH tỉnh, Báo Thanh Hóa;

- VCCI Thanh Hoá;

- Các Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;

- Các phòng quan Sở (thực hiện);

- Lưu: VT,QLTM (Hag).

GIÁM ĐỐC

Phạm Oai

-


Tuyên truyền kế hoạch "Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Đăng lúc: 01/03/2024 10:41:37 (GMT+7)

Tuyên truyền kế hoạch "Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024


Tuyên truyền kế hoạch "Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024

UBND TỈNH THANH HOÁ

SỞ CÔNG THƯƠNG

Số: 193 /KH-UBND

CỘNG HÒA HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập Tự do Hạnh phúc

Thanh Hoá, ngày 21 tháng 02 năm 2024

KẾ HOẠCH

Tổ chức thí điểm các “Phiên chợ thực phẩm an toàn”

trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 02/10/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2023-2025; Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch tổ chức thí điểm các “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, với các nội dung cụ thể như sau:

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Mục đích

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm trong và ngoài tỉnh trưng bày, giới thiệu sản phẩm thực phẩm an toàn đến các nhà phân phối và người tiêu dùng tại các địa phương trong tỉnh; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc thù của địa phương, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thực phẩm sạch, sản phẩm OCOP của tỉnh.

Giúp các nhà phân phối và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm thực phẩm có chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng; từng bước nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về năng lực sản xuất của các cơ sở sản xuất thực phẩm trong tỉnh; góp phần đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và quảng bá các sản phẩm OCOP các sản phâm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh

2. Yêu cầu

-100% các loại hàng hóa, thực phẩm trưng bày, giới thiệu tại các phiên chợ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng đáp ứng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn về dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

- Việc tổ chức các phiên chợ phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả; bảo đảm duy trì phát triển mối liên kết, hợp tác sau khi kết thúc các phiên chợ.

- Đảm bảo tuyệt đối về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức phiên chợ; thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

II. NỘI DUNG

1. Thông tin chung

- Tên gọi phiên chợ: “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024;

- Cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương và đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ;

- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức các phiên chợ và các địa phương lân cận, các đơn vị, tổ chức, nhân có liên quan;

- Địa điểm tổ chức: tại các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh

- Thời gian thực hiện: hàng quý, mỗi quý tổ chức 01 phiên; 04 phiên chợ/năm; 02 ngày/phiên chợ.

2. Đối tượng tham gia

Các huyện, thị xã, thành phố; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm trong và ngoài tỉnh.

3. Sản phẩm trưng bày tại phiên chợ

- Lương thực, thực phẩm; nông sản, lâm sản, thủy hải sản; đồ uống (rượu, bia, nước trái cây, nước giải khát các loại); thực phẩm bao gói sẵn; thực phẩm chế biến (ưu tiên các sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, sản phẩm thực phẩm sự tham gia giám sát an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, sản phẩm OCOP được sản xuất trong và ngoài tỉnh).

- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc từ dược liệu (theo Công văn số 12075/UBND-VX ngày 18/8/2023 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030).

4. Quy mô phiên chợ

Dự kiến mỗi phiên chợ khoảng 40 gian hàng tiêu chuẩn dựng trong nhà tiền chế có mái che (kích thước gian hàng: dài 3 m x rộng 3 m); trong đó:

- Địa phương nơi tổ chức phiên chợ: 5 gian hàng;

- Các địa phương lân cận (khoảng 5 huyện): 10 gian hàng;

- Các Hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn tỉnh: 15 gian hàng;

- Các Doanh nghiệp trong ngoài tỉnh: 10 gian hàng.

5. Nội dung triển khai phân công thực hiện

1.1. Công tác chuẩn bị tổ chức Phiên chợ

- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương (phòng Quản thương mại) đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ

- Đơn vị phối hợp: Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Sở Y tế, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức phiên chợ và các địa phương lân cận, các đơn vị tham gia phiên chợ, các tổ chức, nhân có liên quan.

- Nội dung thực hiện:

+ Hoạt động truyền thông trước phiên chợ: Sở Công Thương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức phiên chợ và các địa phương lân cận, đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ tuyên truyền kế hoạch tổ chức các phiên chợ đến các doanh nghiệp, tiểu thương, Nhân dân trên địa bàn bàn biết và tham gia phiên chợ.

+ Vận động tham gia phiên chợ: Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Sở Y tế; UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi tổ chức phiên chợ và các địa phương lân cận mời các doanh nghiệp, đơn vị phân phối các mặt hàng nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tham gia gian hàng trưng bày, giới thiệu bán sản phẩm tại các phiên chợ.

+ Đăng ký tham gia phiên chợ: đơn vị tham gia phiên chợ nhận Kế hoạch, thư mời và Phiếu đăng ký tham gia phiên chợ từ Ban Tổ chức; điền đầy đủ thông tin và gửi phiếu đăng ký xác nhận tham gia cho Ban Tổ chức và cung cấp đầy đủ văn bản, tài liệu cần thiết liên quan.

+ Chuẩn bị mặt bằng tổ chức phiên chợ: Sở Công Thương và đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ đấu mối, làm việc với chính quyền địa phương và đơn vị quản lý mặt bằng nơi tổ chức phiên chợ để thỏa thuận, xác định và chuẩn bị mặt bằng tổ chức phiên chợ. Mặt bằng phải bằng phẳng, bảo đảm vệ sinh môi trường, diện tích phù hợp để bố trí khoảng 40 gian hàng.

+ Chuẩn bị hàng hóa trưng bày: đơn vị tham gia phiên chợ chuẩn bị các mặt hàng trưng bày, các phương tiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm, như: tờ rơi, baner...; thống Danh mục hàng hóa, giá cả, chính sách bán hàng; tập kết và sắp xếp hàng hóa tại mặt bằng tổ chức phiên chợ trước 01 đến 02 giờ trước khi khai mạc phiên chợ để chuẩn bị giới thiệu và bán hàng.

1.2. Hoạt động trong thời gian tổ chức phiên chợ

- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương, đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ.

- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố và các lực lượng chức năng tại địa phương nơi tổ chức phiên chợ.

- Đơn vị tham gia: địa phương nơi tổ chức phiên chợ, các địa phương lân cận, các hợp tác xã, làng nghề trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Nội dung các hoạt động:

+ Hoạt động giao lưu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu; các hoạt động xúc tiến thương mại; kết nối cung – cầu, ký kết hợp đồng hợp tác, thiết lập kênh phân phối của các doanh nghiệp, các nhà phân phối, đại lý...

+ Hoạt động thăm quan, mua sắm của Nhân dân.

+ Hoạt động giám sát phiên chợ: Sở Công Thương, đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ phối hợp với lực lượng quản lý thị trường địa bàn giám sát hàng hóa trưng bày và bán tại phiên chợ, đảm bảo 100% hàng hóa được sản xuất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm, tuyệt đối không có hàng giả, hàng kém chất lượng.

I. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí tổ chức phiên chợ được bố trí từ nguồn kinh phí Chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn giao dự toán đầu năm cho các cơ quan đơn vị theo Quyết định số 4848/QĐ-UBND ngày 19/12/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2024 tỉnh Thanh Hóa, nguồn xã hội hóa của các doanh nghiệp tham gia phiên chợ các nguồn huy động hợp pháp khác.


I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Phòng Quản Thương mại

- Chủ trì, tham mưu cho Lãnh đạo Sở trong công tác chuẩn bị tổ chức Phiên chợ và các hoạt động trong thời gian tổ chức Phiên chợ; công tác phối hợp các sở, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan, hàng quý lựa chọn địa điểm tổ chức các phiên chợ và chủ động chuẩn bị các nội dung, điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Triển khai thông báo kế hoạch tổ chức các phiên chợ cho các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác trong tỉnh để vận động đăng tham gia.

- Tham mưu lựa chọn đơn vị tổ chức sự kiện khảo sát thiết kế, lắp đặt các gian hàng các khu phụ trợ; chuẩn bị đầy đủ sở vật chất, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức các nội dung của Kế hoạch đảm bảo trang trọng, thiết thực, hiệu quả; lập Dự toán kinh phí và Kế hoạch đấu thầu tổ chức các phiên chợ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Phối hợp với Văn phòng Sở trong công tác chuẩn bị nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch và thanh toán chi phí bảo đảm, tuân thủ đúng theo quy định của Nhà nước.

2. Đề nghị Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn; Sở y tế

Mời các doanh nghiệp, đơn vị phân phối, sản suất các mặt hàng nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng thuộc trách nhiệm quản lý tham gia gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các phiên chợ và tham gia các sự kiện của Ban Tổ chức trong thời gian diễn ra phiên chợ.

3. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo Trung tâm Văn hoá, Thể thao và du lịch địa phương (truyền thanh, truyền hình), các phòng, đơn vị có liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn, tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh và Nhân dân trên địa bàn biết để tham gia, tham quan, mua sắm.

- Chỉ đạo các đơn vị, đoàn thể tham gia và động viên khích lệ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông sản trên địa bàn tích cực tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại phiên chợ.

- Chuẩn bị các sản phẩm nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương để trưng bày giới thiệu tại các phiên chợ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm.

- Tạo điều kiện bố trí mặt bằng, chỉ đạo phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với phòng Quản lý Thương mại tổ chức thực hiện tốt các hoạt động của phiên chợ.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian tổ chức phiên chợ.

4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá và đưa tin Kế hoạch tổ chức các phiên chợ trên các chuyên trang, chuyên mục để các cơ quan, đơn vị, Nhân dân trong và ngoài tỉnh biết đến tham quan, mua sắm.

5. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; VCCI chi nhánh Thanh Hóa; Hiệp hội doanh nghiệp trẻ; Hiệp hội doanh nghiệp nữ

Tích cực phối hợp với Sở Công Thương kêu gọi, vận động các hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch, sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tham gia các phiên chợ.

6. Đơn vị trúng thầu tổ chức phiên chợ

Tổ chức các phiên chợ đảm bảo đúng yêu cầu, mục đích đề ra.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức thí điểm các “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024 của Sở Công Thương. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh, báo cáo về Sở Công Thương để kịp thời xem xét giải quyết.

Nơi nhận:

- UBND tỉnh (để báo cáo);

- Giám đốc, các Đc Phó Sở;

- Sở NN và PTNT, Sở Y tế;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố; (phối hợp);

- Đài PT TH tỉnh, Báo Thanh Hóa;

- VCCI Thanh Hoá;

- Các Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh;

- Các phòng quan Sở (thực hiện);

- Lưu: VT,QLTM (Hag).

GIÁM ĐỐC

Phạm Oai

-


CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC