Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
184152

Phổ biến Báo cáo chuyển đổi số quốc gia tháng 9/2023

Ngày 06/10/2023 14:16:47

Phổ biến Báo cáo chuyển đổi số quốc gia tháng 9/2023

BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 109 /BC-BTTTT

Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2023

BÁO CÁO


Chuyển đổi số quốc gia tháng 9 năm 2023

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 6296/VPCP-KSTT ngày 17/8/2023 nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Phiên họp thường kỳ tháng 8 “Định kỳ hằng tháng xây dựng, trình Chính phủ Báo cáo chuyển đổi số quốc gia với nội dung về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số hội số (thay thế “Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử”), Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Báo cáo chuyển đổi số quốc gia với nội dung về phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trên sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Thông tin Truyền thông xin báo cáo tình hình chuyển đổi số quốc gia tháng 9 năm 2023 như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

1. Chính phủ số

1.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành, thể chế số

- Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an tham mưu, tổ chức và trình phát hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về 03 Hội nghị gồm: Hội nghị trực tuyến toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ chủ trì về Phiên họp thứ 5, thứ 6 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Tổ công tác triển khai Đề án 06; 01 Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng chủ trì về việc giao ban các Bộ, ngành về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 06; 01 cuộc họp về hoàn thiện hành lang pháp lý ban hành Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì.

- Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 (Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10/9/2023), Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu chỉ đạo tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai Đề án 06, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa cải cách thủ tục hành chính với chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ yêu cầu cụ thể từng bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, thực hiện một số nội dung trọng tâm về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia. Cụ thể:

+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, niêm yết công khai tại Bộ phận một cửa, tại các khu dân cư, nhà văn hóa... về lợi ích, hiệu quả, hướng dẫn hỗ trợ người dân sử dụng


dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí”; phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh triển khai thực hiện dịch vụ công liên thông trên địa bàn.

+ Các Bộ, cơ quan: Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khẩn trương nâng cấp khắc phục các tồn tại của phần mềm dịch vụ công liên thông, phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành của từng cơ quan bảo đảm kết nối thông suốt, hiệu quả với phần mềm dịch vụ công liên thông, hoàn thành trong tháng 9 năm 2023.

+ Giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công an trong việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06 để có cơ chế, chính sách cho vay tín chấp phù hợp, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

+ Giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu tích hợp, đồng bộ dữ liệu giấy phép lái xe phục vụ nộp phạt vi phạm giao thông trên VNelD; nghiên cứu triển khai nộp phạt vi phạm giao thông thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông trên VNelD.

+ Giao Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt cung cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử để phục vụ thực hiện dịch vụ công liên thông. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc nhập dữ liệu Giấy chứng sinh, Giấy báo tử để đồng bộ lên hệ thống của Bảo hiểm hội Việt Nam.

+ Giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, hoàn thiện, tối ưu hóa Hệ thống đăng ký quản hộ tịch điện tử dùng chung, bảo đảm ký số Giấy khai sinh, Trích lục khai tử bảo đảm hiệu quả trong thực hiện các thủ tục hành chính liên thông tại Đề án 06, khắc phục tình trạng hồ sơ chưa đồng bộ về hệ thống cho cán bộ tiếp nhận và xử hồ giải quyết thủ tục hành chính.

+ Giao Bộ Công an tăng cường giải pháp công nghệ, đường truyền bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin, tháo gỡ các vướng mắc để bảo đảm việc cấp thị thực điện tử (e-visa) được thuận lợi, thông suốt, kịp thời; tiết kiệm chi phí cho việc xin visa. Xây dựng, hoàn thiện giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong đánh giá khả tín khách hàng vay. Nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện ứng dụng VNelD tích hợp các tiện ích quản lý xã hội, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo nhiệm vụ được giao tại Đề án 06, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Giao Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ hằng tháng xây dựng, trình Chính phủ Báo cáo chuyển đổi số quốc gia với nội dung về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (thay thế “Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử”); Rà soát, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo chí, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên không gian mạng; triển khai


hiệu quả Chiến lược chuyển đổi số báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục tăng cường rà quét, ngăn chặn kịp thời các thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức 02 phiên họp chuyên đề của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số với các chuyên đề: Giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân; Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực.

- Trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden đoàn đại biểu cấp cao Mỹ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (ngày 10-11/9/2023), hợp tác số là một trong những trọng tâm ưu tiên trong quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam Hoa Kỳ.

- Về thể chế:

+ Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử;

+ Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành kế hoạch của Bộ Thông tin Truyền thông triển khai Luật Giao dịch điện tử năm 2023; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định quy định danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì khai thác, sử dụng sở dữ liệu quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn, đã hoàn thiện dựa trên ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Cập nhật, ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 3.0); phối hợp với Bộ Công an hoàn thành dự thảo Quy hoạch hạ tầng thông tin truyền thông thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó, có nội dung liên quan tới xây dựng, phát triển các trung tâm dữ liệu quốc gia; phát hành báo cáo chuyên đề số 34 kết quả triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (phục vụ Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số).

- Trong 9 tháng đầu năm, Văn phòng Chính phủ đã thực hiện thẩm tra, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Nghị định, 02 chỉ thị, 02 Quyết định; 09 văn bản thông báo ý kiến của Lãnh đạo Chính phủ; 01 báo cáo; tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 văn bản về việc tháo gỡ các điểm nghẽn triển khai Đề án 06 và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; tham mưu chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, nhất là chuyển đổi số; thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Bộ Thông tin Truyền thông tại Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025; thẩm tra trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.


1.2. Nhận thức số

- Năm 2023 năm thứ hai diễn ra các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10 trong toàn xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023. Các địa phương đã ban hành các kế hoạch triển khai Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh, thành phố gắn với chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”. Trong đó, tập trung tổ chức các chuỗi sự kiện, hoạt động nhằm lan tỏa mạnh mẽ đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu hơn về vai trò, lợi ích, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy hơn nữa sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Các hoạt động hưởng ứng tiêu biểu như: Triển khai công tác truyền thông trực quan, mới lạ kết hợp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng và phát các phóng sự về chuyển đổi số, tuyên truyền về các điển hình trong chuyển đổi số giúp người dân dễ dàng tiếp cận và tham gia; tổ chức các cuộc thi, hoạt động cộng đồng, các hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức của các đối tượng trên địa bàn tỉnh và toàn thể người dân; các Tổ công nghệ số cộng đồng trực tiếp ra quân triển khai các hoạt động tại địa bàn nhằm hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các ứng dụng, nền tảng số phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống; phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia tới mọi đối tượng quan, tổ chức, nhân; các doanh nghiệp xây dựng các chương trình ưu đãi giảm giá các sản phẩm, dịch vụ số cho người dân thụ hưởng trong Tháng tiêu dùng số năm 2023.

- Ngày 14/9, tại thành phố Nam Định, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Nam Định phối hợp tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất. Mục tiêu đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP là một mục tiêu cao và rất thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá. Việt Nam cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng của Việt Nam về Chính phủ điện tử, Đổi mới sáng tạo Năng lực cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế.

- Ngày 14/9, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Tọa đàm “Tăng cường năng lực số cho thanh niên” do Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Đây là hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Muốn chuyển đổi số cần


những công dân có đầy đủ năng lực số để học tập, làm việc, kinh doanh, khởi nghiệp, giải trí,… trên môi trường số, bởi đây là cuộc cách mạng toàn dân. Người trẻ, hơn ai hết phải đối tượng tiên phong trong nâng cao năng lực số của bản thân hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng lực số.

- Từ 21-22/9, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bình Định Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 24-năm 2023 với chủ đề “Dữ liệu số và các nền tảng hỗ trợ ra quyết định”. Hội thảo nhằm quán triệt, thảo luận trao đổi về vai trò định hướng phát triển CNTT chuyển đổi số trong giai đoạn tới, trao đổi, đề xuất kiến nghị các giải pháp, nhiệm vụ, hành động, phương thức phối kết hợp, phương án huy động nguồn lực, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm triển khai các nội dung theo chủ đề.

1.3. Hạ tầng số

- Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 79,8%, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022.

- Tỷ lệ hộ gia đình Internet cáp quang băng rộng đạt 78,38%, tăng 5,22% so với cùng kỳ năm 2022.

- Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 93,66 Mbps, tăng 14,06% so với cùng kỳ năm 2022.

- Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 48,29 Mbps, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm 2022.

- Về kết quả phủ sóng đối với các thôn lõm sóng:

+ Trước năm 2021, toàn quốc còn 2.418 thôn lõm sóng (tổng hợp báo cáo từ các địa phương), giai đoạn 2021 – 2022, các doanh nghiệp viễn thông di động đã hoàn thành phủ sóng cho 2.164 thôn, còn lại 254 thôn chưa được phủ sóng.

+ Cuối năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục có văn bản đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát và thống kê các thôn chưa có sóng di động. Tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, đến nay toàn quốc còn 1.923 thôn lõm sóng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi danh sách thôn lõm sóng cho các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT, MobiFone, Vienamobile, Gtel) để rà soát lại hiện trạng lõm sóng. Kết quả sau rà soát tổng hợp từ các doanh nghiệp, trong 1.923 thôn lõm sóng: có 1.427 thôn đã được các doanh nghiệp phủ sóng di động 3G/4G tại các vị trí trung tâm thôn các khu vực đông hộ dân sinh sống với chất lượng đạt tiêu chuẩn. Còn lại 496 thôn chưa sóng trong đó 61 thôn nằm trong danh sách 254 thôn chưa được phủ sóng giai đoạn 2021-2022. Tổng số thôn lõm sóng phát sinh giai đoạn 2023-2025 là 435 thôn lõm sóng phát sinh. Trong 435 thôn lõm sóng phát sinh mới 327 thôn thuộc khu vực đặc biệt khó khăn.


Như vậy, tính đến nay (bao gồm cả hai giai đoạn 2021-2022 và giai đoạn 2023-2025), tổng số thôn lõm sóng (bao gồm cả các thôn đặc biệt khó khăn và thôn thường) là 689 thôn trong đó 562 thôn đặc biệt khó khăn.

- Về triển khai thử nghiệm dịch vụ Mobile Money:

Tính đến hết tháng 8/2023, việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money tiếp tục đạt được mục tiêu về việc góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, cũng như đảm bảo việc thí điểm dịch vụ an toàn, đúng quy định. Một số kết quả cụ thể như sau:

+ Tổng số khách hàng đạt gần 5,2 triệu khách hàng, tăng 8,8% so với tháng 7/2023; trong đó số lượng khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt gần 3,6 triệu khách hàng, chiếm 69%;

+ 11.667 điểm kinh doanh đã được thiết lập, tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán đạt 172.831 đơn vị, cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện nước, giáo dục, viễn thông, hành chính công;

+ Tổng số lượng các giao dịch (nạp, rút, chuyển tiền, thanh toán) bằng Mobile Money hơn 41,8 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch hơn 2.196 tỷ đồng.

Kết quả thí điểm dịch vụ Mobile Money nêu trên là sở cứ quan trọng để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an thực hiện tổng kết, đánh giá sau 02 năm thí điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị, đề xuất chính sách quản lý phù hợp khi hết thời gian thí điểm vào cuối tháng 11/2023.

1.4. Dữ liệu số

- Về Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP được tăng cường năng lực phục vụ. Tổng giao dịch thực hiện thông qua NDXP trong tháng 09/2023 (từ 01/9/2023 -15/9/2023) đạt 21.231.141 giao dịch thành công, trung bình hàng ngày có khoảng 1,4 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP. Tổng số giao dịch từ khi khai trương đến nay: hơn 1,47 tỷ giao dịch.

- Về việc xây dựng các CSDL tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử:

+ CSDL quốc gia về Dân cư: Bộ Công an đã vận hành chính thức Hệ thống CSDL quốc gia về Dân từ ngày 01/7/2021. Đến nay, CSDL quốc gia về dân đã kết nối chính thức với 15 đơn vị bộ, ngành, 01 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 03 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương để phục vụ khai thác thông tin. Tiếp nhận tổng số 1.196.888,416 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin. Tiếp nhận tổng 536,387,460 yêu cầu đồng bộ thông tin công dân, đồng bộ thành công thông tin làm giàu của 226,523,221 công dân vào dữ liệu dân cư.

+ CSDL về Bảo hiểm: Tính đến ngày 18/9/2023, BHXH Việt Nam đã xác thực thông tin của 91.443.924 nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư; Trên toàn quốc đã 31.594.113 tài khoản giao


dịch điện tử nhân với quan BHXH (tài khoản sử dụng trên Cổng DVC ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam).

+ CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc: Tính đến ngày 18/09/2023, Hệ thống đã có 45.482.990 dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có 9.227.787 trẻ em được cấp Số định danh cá nhân theo quy định (đã có 5.243.296 trường hợp đăng ký khai sinh được chuyển sang các quan bảo hiểm hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế);

11.625.536 dữ liệu kết hôn; 9.871.078 dữ liệu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 7.867.919 dữ liệu khai tử; 282.642 trường hợp nhận cha mẹ con; 19.567 trường hợp đăng ký giám hộ; 15.633 trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi; 855.630 dữ liệu cải chính, thay đổi, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

+ CSDL quốc gia về đất đai: 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng CSDL đất đai quốc gia, trên cả nước đã có CSDL của 450/705 huyện. Đã hoàn thành tái cấu trúc và triển khai 03 DVCTT thiết yếu, kết quả cụ thể tính đến hết tháng 8/2023: (1) Đối với thủ tục thuộc Đề án 06/CP1, đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai, phát sinh 24.786 hồ sơ; (2) Đối với 02 thủ tục tại Quyết định số 422/QĐ-TTg2, đã 52/633 tỉnh, thành phố triển khai, phát sinh 36.427 hồ sơ.

Nhiệm vụ xây dựng CSDL đất đai quốc gia là nhiệm là nhiệm vụ lớn, phức tạp, cần nguồn kinh phí rất lớn, phạm vi rộng, do vậy cần nhiều thời gian, kinh phí để triển khai hoàn thành. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai và đang triển khai dự án “Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường (giai đoạn I)” trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai quốc gia, với mục tiêu hoàn thành vào năm 2025 theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển thu nhập cao".

+ CSDL quốc gia về đăng doanh nghiệp: Chứa thông tin đăng doanh nghiệp theo thời gian thực của hơn 01 triệu doanh nghiệp đơn vị trực thuộc không ngừng được hoàn thiện; đến hết Quý III năm 2023, đã kết nối với 12 bộ, ngành1 và 63/63 địa phương phục vụ xử lý thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành.

+ CSDL quốc gia về Tài chính: Bộ Tài chính đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp (CSDL) về Tài chính (giai đoạn 1) tại Quyết định số 1326/QĐ-BTC ngày 14/7/2021 và Quyết định phê duyệt dự án số 1416/QĐ-BTC ngày 12/07/2022. Ngày 29/9/2022, Bộ Tài chính đã phê duyệt


1 Bộ Công an, Văn phòng chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Lao động-Thương binh hội, Ngân hàng nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Kiểm toán nhà nước.


Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án “Xây dựng sở dữ liệu Tổng hợp về Tài chính giai đoạn 1” tại Quyết định số 1989/QĐ-BTC.

Bộ Tài chính đã hoàn thành các thủ tục ký hợp đồng với nhà thầu để triển khai dự án “Xây dựng sở dữ liệu Tổng hợp về Tài chính giai đoạn 1” trong tháng 12/2022. Hiện nay, đã phê duyệt thiết kế chi tiết dự toán tại Quyết định số 80/QĐ-THTK ngày 23/8/2023 của Cục Tin học và Thống kê tài chính đã hoàn thành kiểm thử đợt 1 giai đoạn 1. Trong tháng 10/2023, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với nhà thầu để xây dựng ứng dụng.

+ CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức: Đã kết nối, đồng bộ dữ liệu với 100% các bộ, ngành, địa phương. Đến nay, đã đồng bộ 2.186.061/2.300.080 dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương vào CSDL CBCCVC (đạt tỷ lệ 95%, tăng 14.161 dữ liệu so với tháng 8/2023). Bộ Nội vụ đã tổ chức buổi làm việc với 05 đơn vị bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc đồng bộ dữ liệu.

1.5. Dịch vụ công trực tuyến các hệ thống thông tin phục vụ người dân doanh nghiệp

- Dịch vụ công trực tuyến:

Trong 9 tháng năm 2023, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp DVCTT theo hướng toàn trình quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, tỷ lệ DVCTT toàn trình trên tổng số đủ điều kiện 100%.

Về hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng DVCQG: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) tiếp tục thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Cổng dịch vụ công các bộ, ngành, địa phương, bố trí các điểm phục vụ dịch vụ công trực tuyến và tổ chức các nhóm lưu động đến địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp, khu dân cư, để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ, như: Cấp đổi hộ chiếu, cấp đổi giấy phép lái, cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trong kỳ đã chuyển trả được hơn 75.011 kết quả cho các cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến. VNPOST cũng đã chỉ đạo Bưu điện các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với sở Thông tin Truyền thông các quan trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Hướng dẫn cụ thể quy trình tạo tài khoản, quy trình nộp hồ sơ trực tuyến và trả kết quả tại nhà qua dịch vụ Bưu chính công ích, tập trung vào một số dịch vụ trọng yếu như: Cấp đổi hộ chiếu trực tuyến, cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến và cấp phiếu lý lịch pháp trực tuyến.


- Cổng Dịch vụ công quốc gia:

Trong 9 tháng đầu năm, VPCP tiếp tục duy trì và vận hành hoạt động ổn định của Cổng Dịch vụ công quốc gia; đã ban hành 05 văn bản trả lời các khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình thực hiện Đề án 06 liên quan đến việc nộp hồ sơ trực tuyến, công tác số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thanh toán trực tuyến, hướng dẫn, hỗ trợ đồng bộ dữ liệu hồ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định số 766/QĐ-TTg; Tổ chức 08 đoàn khảo sát, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương, triển khai các nội dung mới về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; 02 đoàn tập huấn địa phương về đổi mới thực hiện thủ tục hành chính, hướng dẫn số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết, TTHC, tái cấu trúc quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với 150 hệ thống thông tin, CSDL của các cơ quan, đơn vị; công khai toàn bộ hơn 6,3 nghìn TTHC, trong đó đã cung cấp 4.543 dịch vụ công trực tuyến (tăng 95 dịch vụ công so với tháng 8/2023); tỷ lệ nộp hồ trực tuyến tại bộ, ngành đạt 78,55%, tại địa phương đạt 68,59%. Một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến cao như: Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bình Phước, Cà Mau, Nghệ An, ... Trong 9 tháng đầu năm, Cổng đã hơn 5,6 triệu tài khoản đăng ký, hơn 87,37 triệu hồ đồng bộ trạng thái; hơn 13 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; hơn 19,8 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; hơn 13 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế đến nay, Cổng có hơn 9,7 triệu tài khoản (tăng hơn 3,34 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 243 triệu hồ đồng bộ (tăng hơn 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 22,6 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích (tăng hơn 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 15,7 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 7,739 nghìn tỷ đồng (hơn hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 357 nghìn cuộc gọi tới tổng đài.

Về thực hiện miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/CT-TTg, Công văn 452/TTg- KSTT, đến nay đã 34/63 địa phương tham mưu, ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhằm thu hút người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến.

Đối với 53 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06/CP và Quyết định 422/QĐ- TTg ngày 04/4/2022 tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh, nổi bật là:

+ 02 dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng”: Đã triển khai chính thức từ ngày 10/7/2023, đến ngày 21/9/2023 đã thu nhập 136.239 hồ liên thông khai sinh

12.348 hồ liên thông khai tử.

+ Một số địa phương hồ phát sinh lớn như: Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Bình Định, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Thái Nguyên, …

- Triển khai nền tảng địa chỉ số:

VNPOST ban hành Văn bản số 3453/BĐVN-KTCN ngày 28/08/2023 về việc đề xuất một số nội dung về quy định quản lý, duy trì và khai thác cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia. Đến thời điểm này có 24 tỉnh, thành phố đã bàn giao dữ liệu địa chỉ số và ký biên bản bàn giao gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Phước, Cà Mau, Đồng Nai, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Nam Định, Ninh Bình, Tĩnh, Điện Biên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị, Lào Cai, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Hải Dương, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thái Bình (42 xã). Tổng số địa chỉ số đã thực hiện thông báo trên cả nước là: 572.096 địa chỉ.

- Triển khai Hóa đơn điện tử:

Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống, chống thất thu thuế, thất thu ngân sách. Đến ngày 21/9/2023, đã có 32.640 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng sử dụng hóa đơn điện tử của quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công (tăng 3.152 doanh nghiệp so với tháng 8/2023), với số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 30,3 triệu hóa đơn (tăng 11 triệu hóa đơn so với tháng 8/2023). Tổng số tiền thuế thu trên hóa đơn 1.992,8 tỷ đồng (tăng 759,8 tỷ đồng so với tháng 8/2023).

- Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

VPCP đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chuyên gia vấn xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Khung bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Trong 9 tháng đầu năm đã thực hiện rà soát cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống mạng, đường truyền, an toàn an ninh thông tin, các yêu cầu chức năng của hệ thống báo cáo Chính phủ và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp,

Đến nay đã 69/179 chế độ báo cáo được tích hợp hoặc nhập liệu trực tiếp trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin, CSDLQG, chuyên ngành của 15 Bộ, cơ quan, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 63 địa phương để cung cấp thông tin, dữ liệu trực tuyến theo thời gian thực với 38 chỉ tiêu thông tin trực tuyến; hình thành 04 bộ chỉ số điều hành; thông kê; theo dõi, giám sát; kinh tế- xã hội địa phương; cập nhật trên 1.077 file dữ liệu lên chuyên mục Kho dữ liệu tổng hợp của Hệ thống phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.


- Trục liên thông văn bản quốc gia:

Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành triển khai việc gửi, nhận văn bản điện tử, góp phần cắt giảm thời gian, chi phí gửi, nhận văn bản so với phương thức truyền thông. VPCP hiện đang tham mưu sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 9 tháng đầu năm 2023, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục khoảng 5,5 triệu văn bản. Tính đến nay đã có khoảng 25,8 triệu văn bản gửi, nhận trên Trục.

- Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử công việc của Chính phủ:

Trong 9 tháng đầu năm, Hệ thống đã phục vụ 16 phiên họp Chính phủ và xử lý 346 Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ (thay thế gần 104 nghìn hồ sơ tài liệu giấy). Đến nay, Hệ thống đã phục vụ 81 hội nghị, phiên họp của Chính phủ thực hiện xử 1.815 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ (thay thế hơn 614 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy).

1.6. Nguồn nhân lực số

- Phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức người dân: Triển khai Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở đại trà (MOOCs),

Bộ Thông tin Truyền thông đã xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại

địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn (Nền tảng OneTouch) để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ công nghệ số cộng đồng và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm của công dân số. Nền tảng được khai trương từ đầu tháng 4/2022, tính đến ngày 4/9/2023 đã hơn 18 triệu (18.053.000) lượt truy cập vào nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch.

Ngày 15/5/2023, Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành Quyết định số 834/QĐ-BTTTT phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2023, đặt mục tiêu 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nội dung các khóa bồi dưỡng, tập huấn được xây dựng phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đồng thời bám sát chủ đề Năm Dữ liệu số quốc gia.

Ngày 21/8/2023, Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1580/QĐ-BTTTT phê duyệt Chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số năm 2023 gồm 12 khóa học nhằm bồi dưỡng, tập huấn cho từng đối tượng. Trong tháng 9/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung các khóa học để triển khai hoạt động bồi dưỡng trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà MOOCs tại địa chỉ onetouch.mic.gov.vn cho các bộ, ngành, địa phương.


- Triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ): 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập các Tổ CNSCĐ đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với hơn 76.905 Tổ CNSCĐ với 356.914 thành viên tham gia Tổ CNSCĐ cấp xã, thôn, phố, trong đó 53/63 địa phương hoàn thành 100% đến cấp xã.

1.7. An toàn, an ninh mạng

- Trong tháng 9/2023, Bộ Thông tin Truyền thông đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 903 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam (873 cuộc Phishing, 0 cuộc Deface, 30 cuộc Malware), giảm 35,6% so với tháng 8/2023 (1.402 cuộc), giảm 8,6% so với cùng kỳ tháng 9/2022 (988 cuộc).

- Tính tới hết ngày 18/9/2023, Hệ thống thông tin (HTTT) của quan nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn HTTT là 1.982 HTTT, tăng 1,7% so với tháng 8/2023 (1.949 HTTT được phê duyệt cấp độ), tăng 106,5% cùng kỳ tháng 9 năm 2022 (960 HTTT được phê duyệt cấp độ). Tổng số HTTT trên toàn quốc là 3.161 HTTT.

- Để đảm bảo an toàn thông tin cho HTTT, cho không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn tiếp tục tăng cường công tác giám sát an toàn HTTT, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam; đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết, phòng tránh và tiếp tục có các văn bản cảnh báo cho các bộ, quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các thành viên trong mạng lưới ứng cứu sự cố để đôn đốc việc rà soát điểm yếu lỗ hổng, dấu hiệu tấn công mạng.

2. Kinh tế số, Xã hội số

- Ước tính bộ tỷ trọng kinh tế số/GDP trong Quý II năm 2023 đạt khoảng 14,96%.

- Đến hết ngày 22/9/2023, số lượt doanh nghiệp SME tiếp cận Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa chuyển đổi số 975.966 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình 163.792 doanh nghiệp.

- Trong 8 tháng đầu năm 2023, có khoảng 60 nền tảng/ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng, trong đó:

+ Tổng số lượt tải mới ứng dụng di động trong tháng 8/2023 là 323 triệu lượt. Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ 9 toàn cầu và thứ 2 khu vực Đông Nam Á về số lượng lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động. Top các ứng dụng Việt Nam được tải về thiết bị nhiều nhất tính đến tháng 8/2023 là mạng xã hội Zalo, nền tảng VNeID và các ứng dụng thanh toán số (MB Bank, Viettel Pay, Ví MoMo, Vietcombank.

+ Có 07 ứng dụng có số lượng tài khoản hoạt động trong tháng 8/2023 đạt trên 10 triệu gồm: Zalo, Zing Mp3, VNeID, Báo Mới, MoMo, MBBank My


Viettel. Mạng hôi Zalo tiếp tục ghi nhận gia tăng gần 500 nghìn tài khoản hoạt động trong tháng 8/2023. Ngoài ra, top 10 ứng dụng có số lượng tài khoản hoạt động tăng nhiều nhất so với tháng trước sự xuất hiện của 02 ứng dụng phục vụ học tập là ứng dụng từ điển TFLAT sách nói FONOS.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI

1. Đánh giá chung

Trong 9 tháng năm 2023, việc triển khai chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tiếp tục những chỉ đạo quyết liệt, sát sao để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Tại các bộ, ngành, địa phương, công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm.

- Thể chế pháp lý điều chỉnh các hoạt động triển khai chuyển đổi số quốc gia tiếp tục được hoàn thiện.

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có những chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án 06.

- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát triển hạ tầng số; hoàn thành việc kết nối các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với các CSDL quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia nhằm khai thác thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; các nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

- Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi số tiếp tục được đẩy mạnh.

- Các chỉ số về kinh tế số vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 28%2.

- Số lượng người dùng các ứng dụng di động Việt Nam tiếp tục tăng cao; các địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai, sử dụng các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số của người dân trên địa bàn.

2. Tồn tại, hạn chế

- Việc chia sẻ, mở dữ liệu của các quan nhà nước chưa phát huy hết hiệu quả.

- Công tác an toàn, an ninh mạng nhiều nơi còn chưa được bảo đảm.

- Chưa sự quan tâm đúng mức trong phát triển kinh tế số hội số tại các bộ, ngành, địa phương; nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế số, hội số còn hạn chế.


2 Theo báo cáo thường niên kinh tế số e-Connomy SEA do Google Temasek nghiên cứu công bố


- Về hạ tầng số: Cả nước vẫn còn 118 thôn chưa điện lưới, hoặc đã điện nhưng điện không đảm bảo cho hoạt động của trạm BTS, việc triển khai máy phát điện để cung cấp điện cho trạm BTS sẽ rất tốn kém cho doanh nghiệp trong khi doanh thu lại không bù được chi phí. Một số thôn có địa hình khó khăn, chi phí đầu tư truyền dẫn điện, cáp quang và xây dựng trạm tại những khu vực này rất tốn kém. Do vậy việc triển khai hạ tầng số gặp nhiều khó khăn.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Để thúc đẩy triển khai chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin Truyền thông đề nghị một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai năm 2023 như sau:

1. Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng thiết thực, hiệu quả.

2. Triển khai các nội dung để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mong muốn thực sự sử dụng hiệu quả DVCTT.

3. Triển khai phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

4. Đẩy mạnh triển khai kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu hai chiều với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thiện các chức năng của Hệ thống về dữ liệu mở, giao diện người dùng, tổng hợp, trực quan hoá dữ liệu.

5. Đẩy mạnh việc thực hiện tái cấu trúc quy trình cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương theo Quyết định 422/QĐ-TTg; tiếp tục nâng cấp Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm vận hành thông suốt, tránh “tắc nghẽn” trong quá trình tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Làm sạch CSDLQG về thủ tục hành chính, thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Hệ thống thông tin giải quyết TTHC.


IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương một số nội dung sau:

1. Quyết liệt triển khai các nội dung để hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023, Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương năm 2023 Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của bộ, ngành, địa phương.

2. Khẩn trương triển khai ngay các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6296/VPCP-KSTT ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về xử lý các kiến nghị, đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông; các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 144/NQ-CP phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2023.

3. Rà soát, hoàn thiện các CSDL hiện có, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương với CSDL quốc gia về dân cư, Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh cập nhật, liên thông, kết nối, chia sẻ, khai thác hiệu quả dữ liệu từ các CSDLQG, CSDL chuyên ngành để phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giảm thiểu giấy tờ, thời gian cho người dân và doanh nghiệp thực hiện TTHC.

4. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy định chi tiết của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) để triển khai, thực hiện.

5. Tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng (địa điểm, điện lưới,…) để các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng các vùng lõm; đưa cáp quang tới các thôn bản, đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình.

6. Tập trung ưu tiên chuyển đổi số các lĩnh vực có thế mạnh, tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội.

Bộ Thông tin Truyền thông kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;

- Lưu: VT, CĐSQG (CSS).

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Huy Dũng

Phổ biến Báo cáo chuyển đổi số quốc gia tháng 9/2023

Đăng lúc: 06/10/2023 14:16:47 (GMT+7)

Phổ biến Báo cáo chuyển đổi số quốc gia tháng 9/2023

BỘ THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG

CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 109 /BC-BTTTT

Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2023

BÁO CÁO


Chuyển đổi số quốc gia tháng 9 năm 2023

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 6296/VPCP-KSTT ngày 17/8/2023 nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Phiên họp thường kỳ tháng 8 “Định kỳ hằng tháng xây dựng, trình Chính phủ Báo cáo chuyển đổi số quốc gia với nội dung về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số hội số (thay thế “Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử”), Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Báo cáo chuyển đổi số quốc gia với nội dung về phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trên sở báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Thông tin Truyền thông xin báo cáo tình hình chuyển đổi số quốc gia tháng 9 năm 2023 như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA

1. Chính phủ số

1.1. Về công tác chỉ đạo, điều hành, thể chế số

- Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an tham mưu, tổ chức và trình phát hành thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về 03 Hội nghị gồm: Hội nghị trực tuyến toàn quốc do Thủ tướng Chính phủ chủ trì về Phiên họp thứ 5, thứ 6 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Tổ công tác triển khai Đề án 06; 01 Hội nghị do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng chủ trì về việc giao ban các Bộ, ngành về tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Đề án 06; 01 cuộc họp về hoàn thiện hành lang pháp lý ban hành Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì.

- Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2023 (Nghị quyết số 144/NQ-CP ngày 10/9/2023), Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, nhất là người đứng đầu chỉ đạo tháo gỡ dứt điểm các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai Đề án 06, bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa cải cách thủ tục hành chính với chuyển đổi số quốc gia. Chính phủ yêu cầu cụ thể từng bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai, thực hiện một số nội dung trọng tâm về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia. Cụ thể:

+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, niêm yết công khai tại Bộ phận một cửa, tại các khu dân cư, nhà văn hóa... về lợi ích, hiệu quả, hướng dẫn hỗ trợ người dân sử dụng


dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí”; phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh triển khai thực hiện dịch vụ công liên thông trên địa bàn.

+ Các Bộ, cơ quan: Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khẩn trương nâng cấp khắc phục các tồn tại của phần mềm dịch vụ công liên thông, phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành của từng cơ quan bảo đảm kết nối thông suốt, hiệu quả với phần mềm dịch vụ công liên thông, hoàn thành trong tháng 9 năm 2023.

+ Giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công an trong việc sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06 để có cơ chế, chính sách cho vay tín chấp phù hợp, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

+ Giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu tích hợp, đồng bộ dữ liệu giấy phép lái xe phục vụ nộp phạt vi phạm giao thông trên VNelD; nghiên cứu triển khai nộp phạt vi phạm giao thông thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông trên VNelD.

+ Giao Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở y tế cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt cung cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử để phục vụ thực hiện dịch vụ công liên thông. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc nhập dữ liệu Giấy chứng sinh, Giấy báo tử để đồng bộ lên hệ thống của Bảo hiểm hội Việt Nam.

+ Giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, hoàn thiện, tối ưu hóa Hệ thống đăng ký quản hộ tịch điện tử dùng chung, bảo đảm ký số Giấy khai sinh, Trích lục khai tử bảo đảm hiệu quả trong thực hiện các thủ tục hành chính liên thông tại Đề án 06, khắc phục tình trạng hồ sơ chưa đồng bộ về hệ thống cho cán bộ tiếp nhận và xử hồ giải quyết thủ tục hành chính.

+ Giao Bộ Công an tăng cường giải pháp công nghệ, đường truyền bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin, tháo gỡ các vướng mắc để bảo đảm việc cấp thị thực điện tử (e-visa) được thuận lợi, thông suốt, kịp thời; tiết kiệm chi phí cho việc xin visa. Xây dựng, hoàn thiện giải pháp ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong đánh giá khả tín khách hàng vay. Nghiên cứu, phát triển, hoàn thiện ứng dụng VNelD tích hợp các tiện ích quản lý xã hội, ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo nhiệm vụ được giao tại Đề án 06, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Giao Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ hằng tháng xây dựng, trình Chính phủ Báo cáo chuyển đổi số quốc gia với nội dung về phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (thay thế “Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử”); Rà soát, nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo chí, bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản trong bối cảnh bùng nổ thông tin trên không gian mạng; triển khai


hiệu quả Chiến lược chuyển đổi số báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục tăng cường rà quét, ngăn chặn kịp thời các thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới.

- Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì tổ chức 02 phiên họp chuyên đề của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số với các chuyên đề: Giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân; Giải pháp đột phá để phát triển kinh tế số ngành, lĩnh vực.

- Trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Mỹ Joe Biden đoàn đại biểu cấp cao Mỹ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (ngày 10-11/9/2023), hợp tác số là một trong những trọng tâm ưu tiên trong quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam Hoa Kỳ.

- Về thể chế:

+ Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 13/2023/TT-BNV ngày 31/8/2023 hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thủ tục hành chính điện tử;

+ Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành kế hoạch của Bộ Thông tin Truyền thông triển khai Luật Giao dịch điện tử năm 2023; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Nghị định quy định danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì khai thác, sử dụng sở dữ liệu quốc gia theo trình tự, thủ tục rút gọn, đã hoàn thiện dựa trên ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp; báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Cập nhật, ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 3.0); phối hợp với Bộ Công an hoàn thành dự thảo Quy hoạch hạ tầng thông tin truyền thông thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó, có nội dung liên quan tới xây dựng, phát triển các trung tâm dữ liệu quốc gia; phát hành báo cáo chuyên đề số 34 kết quả triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (phục vụ Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số).

- Trong 9 tháng đầu năm, Văn phòng Chính phủ đã thực hiện thẩm tra, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Nghị định, 02 chỉ thị, 02 Quyết định; 09 văn bản thông báo ý kiến của Lãnh đạo Chính phủ; 01 báo cáo; tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 văn bản về việc tháo gỡ các điểm nghẽn triển khai Đề án 06 và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; tham mưu chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, nhất là chuyển đổi số; thực hiện các kiến nghị, đề xuất của Bộ Thông tin Truyền thông tại Báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025; thẩm tra trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.


1.2. Nhận thức số

- Năm 2023 năm thứ hai diễn ra các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10.10 trong toàn xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023. Các địa phương đã ban hành các kế hoạch triển khai Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh, thành phố gắn với chủ đề “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”. Trong đó, tập trung tổ chức các chuỗi sự kiện, hoạt động nhằm lan tỏa mạnh mẽ đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh hiểu hơn về vai trò, lợi ích, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội. Thúc đẩy hơn nữa sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Các hoạt động hưởng ứng tiêu biểu như: Triển khai công tác truyền thông trực quan, mới lạ kết hợp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng và phát các phóng sự về chuyển đổi số, tuyên truyền về các điển hình trong chuyển đổi số giúp người dân dễ dàng tiếp cận và tham gia; tổ chức các cuộc thi, hoạt động cộng đồng, các hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao nhận thức của các đối tượng trên địa bàn tỉnh và toàn thể người dân; các Tổ công nghệ số cộng đồng trực tiếp ra quân triển khai các hoạt động tại địa bàn nhằm hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng các ứng dụng, nền tảng số phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống; phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia tới mọi đối tượng quan, tổ chức, nhân; các doanh nghiệp xây dựng các chương trình ưu đãi giảm giá các sản phẩm, dịch vụ số cho người dân thụ hưởng trong Tháng tiêu dùng số năm 2023.

- Ngày 14/9, tại thành phố Nam Định, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Nam Định phối hợp tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất. Mục tiêu đến năm 2030 kinh tế số chiếm 30% GDP là một mục tiêu cao và rất thách thức, đòi hỏi Việt Nam cần có cách tiếp cận và giải pháp đột phá. Việt Nam cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số để các cơ quan quản lý nhà nước, người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích, từ đó tích cực tham gia và thụ hưởng các lợi ích mà chuyển đổi số mang lại. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm nâng cao xếp hạng của Việt Nam về Chính phủ điện tử, Đổi mới sáng tạo Năng lực cạnh tranh toàn cầu theo tiêu chí của các tổ chức quốc tế.

- Ngày 14/9, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Tọa đàm “Tăng cường năng lực số cho thanh niên” do Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Đây là hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại Thủ đô Hà Nội với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”. Muốn chuyển đổi số cần


những công dân có đầy đủ năng lực số để học tập, làm việc, kinh doanh, khởi nghiệp, giải trí,… trên môi trường số, bởi đây là cuộc cách mạng toàn dân. Người trẻ, hơn ai hết phải đối tượng tiên phong trong nâng cao năng lực số của bản thân hỗ trợ cộng đồng nâng cao năng lực số.

- Từ 21-22/9, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Bình Định Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần thứ 24-năm 2023 với chủ đề “Dữ liệu số và các nền tảng hỗ trợ ra quyết định”. Hội thảo nhằm quán triệt, thảo luận trao đổi về vai trò định hướng phát triển CNTT chuyển đổi số trong giai đoạn tới, trao đổi, đề xuất kiến nghị các giải pháp, nhiệm vụ, hành động, phương thức phối kết hợp, phương án huy động nguồn lực, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm triển khai các nội dung theo chủ đề.

1.3. Hạ tầng số

- Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh đạt 79,8%, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022.

- Tỷ lệ hộ gia đình Internet cáp quang băng rộng đạt 78,38%, tăng 5,22% so với cùng kỳ năm 2022.

- Tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định đạt 93,66 Mbps, tăng 14,06% so với cùng kỳ năm 2022.

- Tốc độ truy cập mạng băng rộng di động đạt 48,29 Mbps, tăng 8,81% so với cùng kỳ năm 2022.

- Về kết quả phủ sóng đối với các thôn lõm sóng:

+ Trước năm 2021, toàn quốc còn 2.418 thôn lõm sóng (tổng hợp báo cáo từ các địa phương), giai đoạn 2021 – 2022, các doanh nghiệp viễn thông di động đã hoàn thành phủ sóng cho 2.164 thôn, còn lại 254 thôn chưa được phủ sóng.

+ Cuối năm 2022, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục có văn bản đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát và thống kê các thôn chưa có sóng di động. Tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, đến nay toàn quốc còn 1.923 thôn lõm sóng. Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi danh sách thôn lõm sóng cho các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT, MobiFone, Vienamobile, Gtel) để rà soát lại hiện trạng lõm sóng. Kết quả sau rà soát tổng hợp từ các doanh nghiệp, trong 1.923 thôn lõm sóng: có 1.427 thôn đã được các doanh nghiệp phủ sóng di động 3G/4G tại các vị trí trung tâm thôn các khu vực đông hộ dân sinh sống với chất lượng đạt tiêu chuẩn. Còn lại 496 thôn chưa sóng trong đó 61 thôn nằm trong danh sách 254 thôn chưa được phủ sóng giai đoạn 2021-2022. Tổng số thôn lõm sóng phát sinh giai đoạn 2023-2025 là 435 thôn lõm sóng phát sinh. Trong 435 thôn lõm sóng phát sinh mới 327 thôn thuộc khu vực đặc biệt khó khăn.


Như vậy, tính đến nay (bao gồm cả hai giai đoạn 2021-2022 và giai đoạn 2023-2025), tổng số thôn lõm sóng (bao gồm cả các thôn đặc biệt khó khăn và thôn thường) là 689 thôn trong đó 562 thôn đặc biệt khó khăn.

- Về triển khai thử nghiệm dịch vụ Mobile Money:

Tính đến hết tháng 8/2023, việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money tiếp tục đạt được mục tiêu về việc góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, cũng như đảm bảo việc thí điểm dịch vụ an toàn, đúng quy định. Một số kết quả cụ thể như sau:

+ Tổng số khách hàng đạt gần 5,2 triệu khách hàng, tăng 8,8% so với tháng 7/2023; trong đó số lượng khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đạt gần 3,6 triệu khách hàng, chiếm 69%;

+ 11.667 điểm kinh doanh đã được thiết lập, tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán đạt 172.831 đơn vị, cung cấp các dịch vụ thiết yếu như điện nước, giáo dục, viễn thông, hành chính công;

+ Tổng số lượng các giao dịch (nạp, rút, chuyển tiền, thanh toán) bằng Mobile Money hơn 41,8 triệu giao dịch với tổng giá trị giao dịch hơn 2.196 tỷ đồng.

Kết quả thí điểm dịch vụ Mobile Money nêu trên là sở cứ quan trọng để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Công an thực hiện tổng kết, đánh giá sau 02 năm thí điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị, đề xuất chính sách quản lý phù hợp khi hết thời gian thí điểm vào cuối tháng 11/2023.

1.4. Dữ liệu số

- Về Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia - NDXP được tăng cường năng lực phục vụ. Tổng giao dịch thực hiện thông qua NDXP trong tháng 09/2023 (từ 01/9/2023 -15/9/2023) đạt 21.231.141 giao dịch thành công, trung bình hàng ngày có khoảng 1,4 triệu giao dịch thực hiện thông qua NDXP. Tổng số giao dịch từ khi khai trương đến nay: hơn 1,47 tỷ giao dịch.

- Về việc xây dựng các CSDL tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử:

+ CSDL quốc gia về Dân cư: Bộ Công an đã vận hành chính thức Hệ thống CSDL quốc gia về Dân từ ngày 01/7/2021. Đến nay, CSDL quốc gia về dân đã kết nối chính thức với 15 đơn vị bộ, ngành, 01 doanh nghiệp nhà nước (EVN), 03 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương để phục vụ khai thác thông tin. Tiếp nhận tổng số 1.196.888,416 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin. Tiếp nhận tổng 536,387,460 yêu cầu đồng bộ thông tin công dân, đồng bộ thành công thông tin làm giàu của 226,523,221 công dân vào dữ liệu dân cư.

+ CSDL về Bảo hiểm: Tính đến ngày 18/9/2023, BHXH Việt Nam đã xác thực thông tin của 91.443.924 nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư; Trên toàn quốc đã 31.594.113 tài khoản giao


dịch điện tử nhân với quan BHXH (tài khoản sử dụng trên Cổng DVC ứng dụng VssID của BHXH Việt Nam).

+ CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc: Tính đến ngày 18/09/2023, Hệ thống đã có 45.482.990 dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có 9.227.787 trẻ em được cấp Số định danh cá nhân theo quy định (đã có 5.243.296 trường hợp đăng ký khai sinh được chuyển sang các quan bảo hiểm hội để cấp thẻ bảo hiểm y tế);

11.625.536 dữ liệu kết hôn; 9.871.078 dữ liệu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; 7.867.919 dữ liệu khai tử; 282.642 trường hợp nhận cha mẹ con; 19.567 trường hợp đăng ký giám hộ; 15.633 trường hợp đăng ký nhận nuôi con nuôi; 855.630 dữ liệu cải chính, thay đổi, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

+ CSDL quốc gia về đất đai: 63/63 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai xây dựng CSDL đất đai quốc gia, trên cả nước đã có CSDL của 450/705 huyện. Đã hoàn thành tái cấu trúc và triển khai 03 DVCTT thiết yếu, kết quả cụ thể tính đến hết tháng 8/2023: (1) Đối với thủ tục thuộc Đề án 06/CP1, đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai, phát sinh 24.786 hồ sơ; (2) Đối với 02 thủ tục tại Quyết định số 422/QĐ-TTg2, đã 52/633 tỉnh, thành phố triển khai, phát sinh 36.427 hồ sơ.

Nhiệm vụ xây dựng CSDL đất đai quốc gia là nhiệm là nhiệm vụ lớn, phức tạp, cần nguồn kinh phí rất lớn, phạm vi rộng, do vậy cần nhiều thời gian, kinh phí để triển khai hoàn thành. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai và đang triển khai dự án “Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường (giai đoạn I)” trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng, hoàn thiện CSDL đất đai quốc gia, với mục tiêu hoàn thành vào năm 2025 theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển thu nhập cao".

+ CSDL quốc gia về đăng doanh nghiệp: Chứa thông tin đăng doanh nghiệp theo thời gian thực của hơn 01 triệu doanh nghiệp đơn vị trực thuộc không ngừng được hoàn thiện; đến hết Quý III năm 2023, đã kết nối với 12 bộ, ngành1 và 63/63 địa phương phục vụ xử lý thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành.

+ CSDL quốc gia về Tài chính: Bộ Tài chính đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xây dựng Cơ sở dữ liệu tổng hợp (CSDL) về Tài chính (giai đoạn 1) tại Quyết định số 1326/QĐ-BTC ngày 14/7/2021 và Quyết định phê duyệt dự án số 1416/QĐ-BTC ngày 12/07/2022. Ngày 29/9/2022, Bộ Tài chính đã phê duyệt


1 Bộ Công an, Văn phòng chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Lao động-Thương binh hội, Ngân hàng nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Kiểm toán nhà nước.


Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án “Xây dựng sở dữ liệu Tổng hợp về Tài chính giai đoạn 1” tại Quyết định số 1989/QĐ-BTC.

Bộ Tài chính đã hoàn thành các thủ tục ký hợp đồng với nhà thầu để triển khai dự án “Xây dựng sở dữ liệu Tổng hợp về Tài chính giai đoạn 1” trong tháng 12/2022. Hiện nay, đã phê duyệt thiết kế chi tiết dự toán tại Quyết định số 80/QĐ-THTK ngày 23/8/2023 của Cục Tin học và Thống kê tài chính đã hoàn thành kiểm thử đợt 1 giai đoạn 1. Trong tháng 10/2023, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với nhà thầu để xây dựng ứng dụng.

+ CSDL quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức: Đã kết nối, đồng bộ dữ liệu với 100% các bộ, ngành, địa phương. Đến nay, đã đồng bộ 2.186.061/2.300.080 dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành, địa phương vào CSDL CBCCVC (đạt tỷ lệ 95%, tăng 14.161 dữ liệu so với tháng 8/2023). Bộ Nội vụ đã tổ chức buổi làm việc với 05 đơn vị bao gồm: Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc đồng bộ dữ liệu.

1.5. Dịch vụ công trực tuyến các hệ thống thông tin phục vụ người dân doanh nghiệp

- Dịch vụ công trực tuyến:

Trong 9 tháng năm 2023, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cung cấp DVCTT theo hướng toàn trình quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, tỷ lệ DVCTT toàn trình trên tổng số đủ điều kiện 100%.

Về hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng DVCQG: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) tiếp tục thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Cổng dịch vụ công các bộ, ngành, địa phương, bố trí các điểm phục vụ dịch vụ công trực tuyến và tổ chức các nhóm lưu động đến địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp, khu dân cư, để hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ, như: Cấp đổi hộ chiếu, cấp đổi giấy phép lái, cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trong kỳ đã chuyển trả được hơn 75.011 kết quả cho các cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tuyến. VNPOST cũng đã chỉ đạo Bưu điện các tỉnh, thành phố phối hợp chặt chẽ với sở Thông tin Truyền thông các quan trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Hướng dẫn cụ thể quy trình tạo tài khoản, quy trình nộp hồ sơ trực tuyến và trả kết quả tại nhà qua dịch vụ Bưu chính công ích, tập trung vào một số dịch vụ trọng yếu như: Cấp đổi hộ chiếu trực tuyến, cấp đổi giấy phép lái xe trực tuyến và cấp phiếu lý lịch pháp trực tuyến.


- Cổng Dịch vụ công quốc gia:

Trong 9 tháng đầu năm, VPCP tiếp tục duy trì và vận hành hoạt động ổn định của Cổng Dịch vụ công quốc gia; đã ban hành 05 văn bản trả lời các khó khăn, vướng mắc của các địa phương trong quá trình thực hiện Đề án 06 liên quan đến việc nộp hồ sơ trực tuyến, công tác số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, thanh toán trực tuyến, hướng dẫn, hỗ trợ đồng bộ dữ liệu hồ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định số 766/QĐ-TTg; Tổ chức 08 đoàn khảo sát, hướng dẫn, hỗ trợ địa phương, triển khai các nội dung mới về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; 02 đoàn tập huấn địa phương về đổi mới thực hiện thủ tục hành chính, hướng dẫn số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết, TTHC, tái cấu trúc quy trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Đến nay, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp với 150 hệ thống thông tin, CSDL của các cơ quan, đơn vị; công khai toàn bộ hơn 6,3 nghìn TTHC, trong đó đã cung cấp 4.543 dịch vụ công trực tuyến (tăng 95 dịch vụ công so với tháng 8/2023); tỷ lệ nộp hồ trực tuyến tại bộ, ngành đạt 78,55%, tại địa phương đạt 68,59%. Một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến cao như: Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bình Phước, Cà Mau, Nghệ An, ... Trong 9 tháng đầu năm, Cổng đã hơn 5,6 triệu tài khoản đăng ký, hơn 87,37 triệu hồ đồng bộ trạng thái; hơn 13 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; hơn 19,8 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; hơn 13 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 4 nghìn tỷ đồng. Lũy kế đến nay, Cổng có hơn 9,7 triệu tài khoản (tăng hơn 3,34 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 243 triệu hồ đồng bộ (tăng hơn 1,8 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 22,6 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích (tăng hơn 3,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 15,7 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 7,739 nghìn tỷ đồng (hơn hơn 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái); hơn 357 nghìn cuộc gọi tới tổng đài.

Về thực hiện miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/CT-TTg, Công văn 452/TTg- KSTT, đến nay đã 34/63 địa phương tham mưu, ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về miễn, giảm phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến, nhằm thu hút người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến.

Đối với 53 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06/CP và Quyết định 422/QĐ- TTg ngày 04/4/2022 tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh, nổi bật là:

+ 02 dịch vụ công liên thông “Đăng ký khai sinh – Đăng ký thường trú – Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú Trợ cấp mai táng, hỗ trợ chi phí mai táng”: Đã triển khai chính thức từ ngày 10/7/2023, đến ngày 21/9/2023 đã thu nhập 136.239 hồ liên thông khai sinh

12.348 hồ liên thông khai tử.

+ Một số địa phương hồ phát sinh lớn như: Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Thái Bình, Bình Định, Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Thái Nguyên, …

- Triển khai nền tảng địa chỉ số:

VNPOST ban hành Văn bản số 3453/BĐVN-KTCN ngày 28/08/2023 về việc đề xuất một số nội dung về quy định quản lý, duy trì và khai thác cơ sở dữ liệu địa chỉ số quốc gia. Đến thời điểm này có 24 tỉnh, thành phố đã bàn giao dữ liệu địa chỉ số và ký biên bản bàn giao gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Phước, Cà Mau, Đồng Nai, Hưng Yên, Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Nam Định, Ninh Bình, Tĩnh, Điện Biên, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị, Lào Cai, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Hải Dương, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Thái Bình (42 xã). Tổng số địa chỉ số đã thực hiện thông báo trên cả nước là: 572.096 địa chỉ.

- Triển khai Hóa đơn điện tử:

Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống, chống thất thu thuế, thất thu ngân sách. Đến ngày 21/9/2023, đã có 32.640 doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đăng sử dụng hóa đơn điện tử của quan thuế khởi tạo từ máy tính tiền thành công (tăng 3.152 doanh nghiệp so với tháng 8/2023), với số lượng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền là 30,3 triệu hóa đơn (tăng 11 triệu hóa đơn so với tháng 8/2023). Tổng số tiền thuế thu trên hóa đơn 1.992,8 tỷ đồng (tăng 759,8 tỷ đồng so với tháng 8/2023).

- Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

VPCP đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chuyên gia vấn xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Khung bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030. Trong 9 tháng đầu năm đã thực hiện rà soát cơ sở hạ tầng CNTT, hệ thống mạng, đường truyền, an toàn an ninh thông tin, các yêu cầu chức năng của hệ thống báo cáo Chính phủ và Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp,

Đến nay đã 69/179 chế độ báo cáo được tích hợp hoặc nhập liệu trực tiếp trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối, liên thông với các hệ thống thông tin, CSDLQG, chuyên ngành của 15 Bộ, cơ quan, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và 63 địa phương để cung cấp thông tin, dữ liệu trực tuyến theo thời gian thực với 38 chỉ tiêu thông tin trực tuyến; hình thành 04 bộ chỉ số điều hành; thông kê; theo dõi, giám sát; kinh tế- xã hội địa phương; cập nhật trên 1.077 file dữ liệu lên chuyên mục Kho dữ liệu tổng hợp của Hệ thống phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.


- Trục liên thông văn bản quốc gia:

Đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã hoàn thành triển khai việc gửi, nhận văn bản điện tử, góp phần cắt giảm thời gian, chi phí gửi, nhận văn bản so với phương thức truyền thông. VPCP hiện đang tham mưu sửa đổi, bổ sung Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong 9 tháng đầu năm 2023, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục khoảng 5,5 triệu văn bản. Tính đến nay đã có khoảng 25,8 triệu văn bản gửi, nhận trên Trục.

- Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử công việc của Chính phủ:

Trong 9 tháng đầu năm, Hệ thống đã phục vụ 16 phiên họp Chính phủ và xử lý 346 Phiếu lấy ý kiến Thành viên Chính phủ (thay thế gần 104 nghìn hồ sơ tài liệu giấy). Đến nay, Hệ thống đã phục vụ 81 hội nghị, phiên họp của Chính phủ thực hiện xử 1.815 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính phủ (thay thế hơn 614 nghìn hồ sơ, tài liệu giấy).

1.6. Nguồn nhân lực số

- Phổ cập kiến thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức người dân: Triển khai Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở đại trà (MOOCs),

Bộ Thông tin Truyền thông đã xây dựng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà tại

địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn (Nền tảng OneTouch) để phổ cập kỹ năng số cho mọi đối tượng, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tổ công nghệ số cộng đồng và người dân nói chung; phổ cập kỹ năng số nâng cao theo hướng cá nhân hóa, đào tạo về kỹ năng, quyền và trách nhiệm của công dân số. Nền tảng được khai trương từ đầu tháng 4/2022, tính đến ngày 4/9/2023 đã hơn 18 triệu (18.053.000) lượt truy cập vào nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch.

Ngày 15/5/2023, Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành Quyết định số 834/QĐ-BTTTT phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2023, đặt mục tiêu 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nội dung các khóa bồi dưỡng, tập huấn được xây dựng phù hợp với từng đối tượng cụ thể, đồng thời bám sát chủ đề Năm Dữ liệu số quốc gia.

Ngày 21/8/2023, Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành Quyết định số 1580/QĐ-BTTTT phê duyệt Chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số năm 2023 gồm 12 khóa học nhằm bồi dưỡng, tập huấn cho từng đối tượng. Trong tháng 9/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung các khóa học để triển khai hoạt động bồi dưỡng trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà MOOCs tại địa chỉ onetouch.mic.gov.vn cho các bộ, ngành, địa phương.


- Triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ): 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập các Tổ CNSCĐ đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với hơn 76.905 Tổ CNSCĐ với 356.914 thành viên tham gia Tổ CNSCĐ cấp xã, thôn, phố, trong đó 53/63 địa phương hoàn thành 100% đến cấp xã.

1.7. An toàn, an ninh mạng

- Trong tháng 9/2023, Bộ Thông tin Truyền thông đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 903 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam (873 cuộc Phishing, 0 cuộc Deface, 30 cuộc Malware), giảm 35,6% so với tháng 8/2023 (1.402 cuộc), giảm 8,6% so với cùng kỳ tháng 9/2022 (988 cuộc).

- Tính tới hết ngày 18/9/2023, Hệ thống thông tin (HTTT) của quan nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn HTTT là 1.982 HTTT, tăng 1,7% so với tháng 8/2023 (1.949 HTTT được phê duyệt cấp độ), tăng 106,5% cùng kỳ tháng 9 năm 2022 (960 HTTT được phê duyệt cấp độ). Tổng số HTTT trên toàn quốc là 3.161 HTTT.

- Để đảm bảo an toàn thông tin cho HTTT, cho không gian mạng Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn tiếp tục tăng cường công tác giám sát an toàn HTTT, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam; đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dùng biết, phòng tránh và tiếp tục có các văn bản cảnh báo cho các bộ, quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các thành viên trong mạng lưới ứng cứu sự cố để đôn đốc việc rà soát điểm yếu lỗ hổng, dấu hiệu tấn công mạng.

2. Kinh tế số, Xã hội số

- Ước tính bộ tỷ trọng kinh tế số/GDP trong Quý II năm 2023 đạt khoảng 14,96%.

- Đến hết ngày 22/9/2023, số lượt doanh nghiệp SME tiếp cận Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vừa chuyển đổi số 975.966 doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình 163.792 doanh nghiệp.

- Trong 8 tháng đầu năm 2023, có khoảng 60 nền tảng/ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng, trong đó:

+ Tổng số lượt tải mới ứng dụng di động trong tháng 8/2023 là 323 triệu lượt. Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ 9 toàn cầu và thứ 2 khu vực Đông Nam Á về số lượng lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động. Top các ứng dụng Việt Nam được tải về thiết bị nhiều nhất tính đến tháng 8/2023 là mạng xã hội Zalo, nền tảng VNeID và các ứng dụng thanh toán số (MB Bank, Viettel Pay, Ví MoMo, Vietcombank.

+ Có 07 ứng dụng có số lượng tài khoản hoạt động trong tháng 8/2023 đạt trên 10 triệu gồm: Zalo, Zing Mp3, VNeID, Báo Mới, MoMo, MBBank My


Viettel. Mạng hôi Zalo tiếp tục ghi nhận gia tăng gần 500 nghìn tài khoản hoạt động trong tháng 8/2023. Ngoài ra, top 10 ứng dụng có số lượng tài khoản hoạt động tăng nhiều nhất so với tháng trước sự xuất hiện của 02 ứng dụng phục vụ học tập là ứng dụng từ điển TFLAT sách nói FONOS.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI

1. Đánh giá chung

Trong 9 tháng năm 2023, việc triển khai chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tiếp tục được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định, cụ thể:

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tiếp tục những chỉ đạo quyết liệt, sát sao để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Tại các bộ, ngành, địa phương, công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chuyển đổi số tiếp tục được quan tâm.

- Thể chế pháp lý điều chỉnh các hoạt động triển khai chuyển đổi số quốc gia tiếp tục được hoàn thiện.

- Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có những chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án 06.

- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phát triển hạ tầng số; hoàn thành việc kết nối các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính với các CSDL quốc gia, Cổng Dịch vụ công quốc gia nhằm khai thác thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

- Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường triển khai các biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; các nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

- Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi số tiếp tục được đẩy mạnh.

- Các chỉ số về kinh tế số vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 28%2.

- Số lượng người dùng các ứng dụng di động Việt Nam tiếp tục tăng cao; các địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai, sử dụng các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số của người dân trên địa bàn.

2. Tồn tại, hạn chế

- Việc chia sẻ, mở dữ liệu của các quan nhà nước chưa phát huy hết hiệu quả.

- Công tác an toàn, an ninh mạng nhiều nơi còn chưa được bảo đảm.

- Chưa sự quan tâm đúng mức trong phát triển kinh tế số hội số tại các bộ, ngành, địa phương; nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế số, hội số còn hạn chế.


2 Theo báo cáo thường niên kinh tế số e-Connomy SEA do Google Temasek nghiên cứu công bố


- Về hạ tầng số: Cả nước vẫn còn 118 thôn chưa điện lưới, hoặc đã điện nhưng điện không đảm bảo cho hoạt động của trạm BTS, việc triển khai máy phát điện để cung cấp điện cho trạm BTS sẽ rất tốn kém cho doanh nghiệp trong khi doanh thu lại không bù được chi phí. Một số thôn có địa hình khó khăn, chi phí đầu tư truyền dẫn điện, cáp quang và xây dựng trạm tại những khu vực này rất tốn kém. Do vậy việc triển khai hạ tầng số gặp nhiều khó khăn.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Để thúc đẩy triển khai chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin Truyền thông đề nghị một số phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm các bộ, ngành, địa phương cần tập trung triển khai năm 2023 như sau:

1. Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng thiết thực, hiệu quả.

2. Triển khai các nội dung để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mong muốn thực sự sử dụng hiệu quả DVCTT.

3. Triển khai phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

4. Đẩy mạnh triển khai kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu hai chiều với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hoàn thiện các chức năng của Hệ thống về dữ liệu mở, giao diện người dùng, tổng hợp, trực quan hoá dữ liệu.

5. Đẩy mạnh việc thực hiện tái cấu trúc quy trình cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương theo Quyết định 422/QĐ-TTg; tiếp tục nâng cấp Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm vận hành thông suốt, tránh “tắc nghẽn” trong quá trình tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. Làm sạch CSDLQG về thủ tục hành chính, thực hiện tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia Hệ thống thông tin giải quyết TTHC.


IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương một số nội dung sau:

1. Quyết liệt triển khai các nội dung để hướng tới hoàn thành các mục tiêu trong Kế hoạch hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023, Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương năm 2023 Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của bộ, ngành, địa phương.

2. Khẩn trương triển khai ngay các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 6296/VPCP-KSTT ngày 17 tháng 8 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ về xử lý các kiến nghị, đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông; các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 144/NQ-CP phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2023.

3. Rà soát, hoàn thiện các CSDL hiện có, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương với CSDL quốc gia về dân cư, Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh cập nhật, liên thông, kết nối, chia sẻ, khai thác hiệu quả dữ liệu từ các CSDLQG, CSDL chuyên ngành để phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giảm thiểu giấy tờ, thời gian cho người dân và doanh nghiệp thực hiện TTHC.

4. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy định chi tiết của Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) để triển khai, thực hiện.

5. Tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng (địa điểm, điện lưới,…) để các doanh nghiệp viễn thông phủ sóng các vùng lõm; đưa cáp quang tới các thôn bản, đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình.

6. Tập trung ưu tiên chuyển đổi số các lĩnh vực có thế mạnh, tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội.

Bộ Thông tin Truyền thông kính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Nơi nhận:

- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Bộ TTTT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;

- Lưu: VT, CĐSQG (CSS).

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Huy Dũng

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC